Huyết áp 140 80 mmHg là cao hay thấp? Liệu chỉ số này có nguy hiểm không và cần làm gì để kiểm soát? Bài viết dưới đây của Diag sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về huyết áp, cách đọc các chỉ số, các phân độ huyết áp, và cách xử lý khi gặp chỉ số 140/80 mmHg.
Chỉ số huyết áp 140 80 mmHg có cao không?
Huyết áp là áp lực mà máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp và nghỉ ngơi. Huyết áp có được đo bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu là áp lực trong động mạch khi tim co bóp, và huyết áp tâm trương là áp lực trong động mạch khi tim giãn ra, với đơn vị tính là mmHg (milimet thủy ngân). Ví dụ, huyết áp 120/80 mmHg có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg.
Chỉ số huyết áp 140/80 mmHg có thể được coi là tăng huyết áp độ 1. Theo các tiêu chuẩn phân loại huyết áp, mức huyết áp này đã vượt qua ngưỡng bình thường. Mức huyết áp này không gây nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu duy trì lâu dài, nó có thể gây ra các biến chứng cho tim mạch, thận, và mắt.
Xem thêm: Cách đọc chỉ số huyết áp

Vậy huyết áp 140/70 mmHg là cao hay thấp? Đây là một trường hợp đặc biệt, khi huyết áp tâm thu cao (140 mmHg), nhưng huyết áp tâm trương bình thường (70 mmHg). Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc (ISH). Mặc dù huyết áp tâm trương bình thường, nhưng huyết áp 140/70 mmHg vẫn được coi là cao do huyết áp tâm thu đã vượt ngưỡng.
Xem thêm: Huyết áp 140/100 có cao không?
Huyết áp 140 80 mmHg có cần phải uống thuốc không?
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định việc sử dụng thuốc khi huyết áp 140/80 mmHg không được kiểm soát qua các biện pháp thay đổi lối sống. Tuy nhiên, trước khi quyết định dùng thuốc, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn thử điều chỉnh lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể chất, giảm stress, và tránh các thói quen không lành mạnh.
Nếu huyết áp của bạn vẫn giữ mức này sau khi thay đổi lối sống hoặc bạn có các yếu tố nguy cơ khác (như bệnh tim, tiểu đường, vấn đề về thận, đột quỵ…), bác sĩ có thể chỉ định thuốc hạ huyết áp để giảm nguy cơ biến chứng.
Huyết áp có bao nhiêu phân độ?
Tình trạng tăng huyết áp thường được phân loại theo mức độ nghiêm trọng dựa trên chỉ số huyết áp. Việc phân độ này giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng huyết áp và đưa ra hướng chữa trị thích hợp, cụ thể như sau:
- Huyết áp bình thường:
- Tâm thu: Dưới 120 mmHg.
- Tâm trương: Dưới 80 mmHg.
- Tiền tăng huyết áp (huyết áp cao nhẹ):
- Tâm thu: 120 – 129 mmHg.
- Tâm trương: Dưới 80 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 1 (Huyết áp cao mức độ 1):
- Tâm thu: 130 – 139 mmHg.
- Tâm trương: 80 – 89 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2 (Huyết áp cao mức độ 2):
- Tâm thu: 140 mmHg trở lên.
- Tâm trương: 90 mmHg trở lên.
- Cơn tăng huyết áp khủng hoảng (Hypertensive crisis):
- Tâm thu: Trên 180 mmHg.
- Tâm trương: Trên 120 mmHg.
Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Huyết áp 140/90
Cách xử lý khi bị cao huyết áp
Khi bị huyết áp cao, việc xử lý cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, có một số biện pháp chung mà bạn có thể áp dụng như:
- Kiểm tra lại huyết áp: Hãy đo huyết áp nhiều lần trong ngày và trong vài ngày liên tiếp để có kết quả chính xác hơn. Thời gian lý tưởng để đo huyết áp là vào buổi sáng và buổi tối, trước khi ăn, và sau khi nghỉ ngơi.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên giảm lượng muối trong chế độ ăn, ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế rượu bia và hút thuốc lá.
- Tạo thói quen vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần để kiểm soát cân nặng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
- Điều trị kịp thời: Nếu huyết áp không ổn định và không thể kiểm soát qua thay đổi lối sống, bạn cần đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị thích hợp.
- Tái khám định kỳ: Sau một thời gian điều trị, bạn cần tái khám để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh phác đồ chữa trị nếu cần.
Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên là rất quan trọng để theo dõi và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nếu bạn lo lắng về tình trạng của mình hoặc muốn kiểm tra sức khỏe tổng quát, bạn có thể tìm đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín như trung tâm y khoa Diag. Tại đây, bạn sẽ được cung cấp các gói xét nghiệm chuyên sâu, kết quả nhanh chóng và chính xác. Với đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình và có thể chọn lịch hẹn phù hợp để bác sĩ giải thích kết quả, tư vấn hướng điêu trị phù hợp, giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe.
Lời kết
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc chỉ số huyết áp 140 80 có cao không và cung cấp những thông tin hữu ích về cách kiểm soát huyết áp. Hãy theo dõi thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách tốt nhất.
Xem thêm: Huyết áp 150