Huyết áp là chỉ số quan trọng giúp đánh giá sức khỏe tim mạch. Nhiều người băn khoăn liệu huyết áp 100/60 là cao hay thấp, đặc biệt khi áp dụng cho những đối tượng như phụ nữ mang thai. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số huyết áp 100/60, các tình trạng liên quan và những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình.
Huyết áp 100/60 là cao hay thấp?
Huyết áp được đo dựa trên hai chỉ số: huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới). Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), huyết áp bình thường trong khoảng 90 – 120 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 60 – 80 mmHg đối với huyết áp tâm trương.
Theo đó, chỉ số huyết áp 100/60 mmHg (cách viết ngắn gọn: huyết áp 10/6 mmHg) nằm trong phạm vi bình thường, nhưng có xu hướng thấp. Ở người khỏe mạnh, chỉ số này không được xem là nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi hoặc ngất xỉu, đây có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp cần chú ý và theo dõi huyết áp thường xuyên.
Việc theo dõi huyết áp thấp, đặc biệt là những người có tiền sử huyết áp thấp rất quan trọng. Điều này giúp phát hiện kịp thời các biến chứng tiềm ẩn như ngất xỉu, chóng mặt, và tổn thương cơ quan do lưu lượng máu không đủ, từ đó giúp điều chỉnh điều trị và ngăn ngừa nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Xem thêm: Cách đọc chỉ số huyết áp

Huyết áp 100/60 mmHg khi mang thai thường được coi là huyết áp thấp. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai. Trong những tháng đầu, huyết áp của phụ nữ thường có xu hướng giảm nhẹ. Điều này là do hormone progesterone giúp thư giãn mạch máu, khiến chúng giãn nở và làm giảm sức ép lên thành mạch dẫn đến huyết áp thấp.
Khi thai nhi phát triển lớn hơn, cơ thể mẹ cần nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Huyết áp có thể tăng trở lại, thậm chí bị huyết áp cao (một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiền sản giật hoặc sản giật). Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai có mức huyết áp 100/60 mmHg kèm theo các dấu hiệu bất thường như chóng mặt, buồn nôn, hoặc ngất xỉu, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn cách xử trí phù hợp, tránh các biến chứng không mong muốn.
Trung tâm Y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ kiểm tra và thăm khám huyết áp cùng các bệnh lý liên quan. Nếu bạn đang lo ngại về tình trạng huyết áp của mình, hãy đến ngay cơ sở gần nhất hoặc liên hệ với trung tâm để được tư vấn chi tiết.
- Hotline: 1900 1717
- Website: https://diag.vn/
Xem thêm: Huyết áp 110/60 là cao hay thấp?
Cần làm gì khi huyết áp 100/60 mmHg?
Nếu chỉ số huyết áp 100/60 mmHg và không gặp phải các dấu hiệu khó chịu, bạn có thể không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có thể góp phần cải thiện huyết áp, chẳng hạn:
- Uống đủ nước: Cơ thể thiếu nước, lượng máu lưu thông cũng giảm, dẫn đến huyết áp thấp hơn. Để tránh tình trạng này, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Tùy vào cơ địa, người trưởng thành cần tiêu thụ khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý giúp ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai tây và rau xanh để duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Đồng thời, hạn chế lượng muối để tránh giữ nước và giảm nguy cơ phù nề. Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như thịt gà, cá, đậu và ngũ cốc nguyên hạt cũng hỗ trợ tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Hoạt động thể chất đều đặn là một phương pháp hiệu quả để cải thiện tuần hoàn máu và ổn định huyết áp. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga có thể giúp bạn duy trì huyết áp ổn định mà không gây căng thẳng quá mức cho cơ thể.
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Một trong những nguyên nhân gây chóng mặt ở người có huyết áp thấp là thay đổi tư thế quá đột ngột, như đứng dậy nhanh khi đang ngồi hoặc nằm. Điều này khiến máu không kịp lưu thông lên não, dẫn đến chóng mặt. Để giảm thiểu hiện tượng này, hãy thay đổi tư thế từ từ, ví dụ, khi đứng dậy, bạn nên ngồi dậy từ từ trước khi đứng thẳng lên.
Nếu tình trạng huyết áp thấp kéo dài và gây khó chịu, bạn nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết và có biện pháp điều trị phù hợp.
Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Huyết áp 100/70 là cao hay thấp?
Huyết áp 100/50 là cao hay thấp?
Theo phân loại của ADA, huyết áp bình thường nằm trong khoảng 90/60 – 120/80 mmHg. Như vậy, khác với huyết áp 100/60, huyết áp 100/50 mmHg chỉ ra tình trạng huyết áp thấp (huyết áp tâm thu thuộc phạm vi bình thường nhưng huyết áp tâm trương dưới phạm vi bình thường).
Tình trạng huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng bất thường cho người bệnh như:
- Chóng mặt, choáng váng.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Mắt nhìn mờ.
- Thở dốc.
- Mệt mỏi, yếu ớt.
- Khó tập trung.
Khi kết quả đo huyết áp là 100/50 mmHg kèm xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám và điều trị phù hợp.
Xem thêm: Huyết áp 90/60
Huyết áp 106/66 có sao không?
Tương tự huyết áp 100/60, huyết áp 106/66 mmHg thường nằm trong phạm vi bình thường nhưng cũng có xu hướng thấp. Đối với những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, huyết áp ở mức này thường không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm như chóng mặt, mệt mỏi, ngất, nếu có những dấu hiệu này, có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp.
Nếu không có triệu chứng bất thường, huyết áp 106/66 mmHg không đáng lo ngại. Để duy trì huyết áp ổn định, người bệnh nên uống đủ nước, ăn các bữa ăn nhỏ và cân bằng dinh dưỡng trong ngày, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Tuy nhiên, nếu cảm thấy yếu, chóng mặt hay bất kỳ triệu chứng nào khác, bạn nên thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn và chẩn đoán bệnh.
Lời kết
Thông qua nội dung trên, Diag đã giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết áp 100/60 là cao hay thấp. Huyết áp 100/60 thuộc phạm vi bình thường nhưng có xu hướng thấp. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi và mức huyết áp có thể giảm nhẹ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, lắng nghe cơ thể, và đảm bảo rằng huyết áp của bạn không gây ra các triệu chứng khó chịu. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào như chóng mặt, choáng váng, hoặc ngất, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Huyết áp 110/70