Hậu quả của huyết áp cao không chỉ làm tổn thương mạch máu mà còn gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng khác, đặc biệt là mẹ bầu và thai nhi. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, tai biến máu não và nặng nhất là ảnh hưởng đến tính mạng. Kiểm soát huyết áp là chìa khóa để ngăn biến chứng, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Huyết áp cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Tăng kéo dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng.

1. Ảnh hưởng đến thị lực

  • Tổn thương võng mạc: Huyết áp cao có thể làm tổn thương mạch máu trong mắt, gây xuất huyết võng mạc, phù nề mắt, làm chức năng mắt suy giảm nghiêm trọng.
  • Nếu không kiểm soát, tình trạng này có thể dẫn đến mất khả năng nhìn vĩnh viễn.

2. Ảnh hưởng đến tim

  • Tăng gánh nặng cho tim: Huyết áp cao khiến tim phải bơm máu với áp lực lớn hơn, làm tăng nguy cơ , đau thắt ngực và bệnh động mạch vành.
  • Nhồi máu cơ tim: Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng này có thể gây tắc nghẽn mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim và tử vong.

3. Ảnh hưởng đến não

  • Gây đột quỵ: là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, có thể dẫn đến liệt, hôn mê hoặc mất khả năng vận động.
  • Suy giảm nhận thức: Tuần hoàn não kém làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, mất tập trung, thậm chí mắc Alzheimer.

4. Ảnh hưởng đến thận

  • Suy giảm chức năng lọc máu: Huyết áp cao làm tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc độc tố, dẫn đến mạn.
  • Nguy cơ chạy thận nhân tạo: Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải lọc máu suốt đời.

5. Ảnh hưởng đến mạch máu

  • Tổn thương mạch máu: Huyết áp cao làm xơ cứng và giảm độ đàn hồi của thành mạch, khiến động mạch dễ bị tổn thương.
  • Phình động mạch và vỡ mạch: Áp lực máu quá lớn có thể làm giãn nở động mạch bất thường, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu, gây tai biến nghiêm trọng.
  • Hình thành cục máu đông: Mảng xơ vữa có thể gây tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

6. Ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục

  • Nam giới: Tăng huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu đến dương vật, gây rối loạn cương dương.
  • Nữ giới: Huyết áp cao có thể gây khô âm đạo, giảm ham muốn, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục.

7. Ảnh hưởng đến thai kỳ

  • Hội chứng tiền sản giật: Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây rối loạn chức năng gan, thận, tổn thương mạch máu, đe dọa tính mạng mẹ bầu.
  • Nguy cơ sinh non và suy dinh dưỡng thai nhi: Thai nhi có thể không nhận đủ oxy và dưỡng chất, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển..

Xem thêm: Huyết áp cao khi mang thai

8. Gây chuột rút và ảnh hưởng giấc ngủ

  • Chuột rút ban đêm: Huyết áp cao làm rối loạn tuần hoàn máu, dẫn đến co thắt cơ và co giật cơ về đêm.
  • Mất ngủ kéo dài: Tăng huyết áp có thể gây rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

9. Gây mất xương

  • Tăng đào thải canxi: Huyết áp cao có thể khiến cơ thể mất canxi qua nước tiểu, làm xương suy yếu, dẫn đến loãng xương và nguy cơ gãy xương cao hơn.
Tăng huyết áp kéo dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể
Tăng huyết áp kéo dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể

Tác hại của huyết áp cao

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, khi bệnh tăng huyết áp tiến triển, cơ thể có thể xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo như:

  • Đau đầu kéo dài, chóng mặt, mất thăng bằng: Tăng huyết áp ảnh hưởng đến tuần hoàn não, gây áp lực lên mạch máu, khiến người bệnh cảm thấy đau đầu âm ỉ, choáng váng, dễ mất thăng bằng.
  • Đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh: Huyết áp cao làm tim phải hoạt động quá mức, có thể gây đau tức ngực, hồi hộp, tim đập nhanh bất thường, dấu hiệu này có thể liên quan đến suy tim hoặc .
  • Nhìn mờ, chảy máu cam không rõ nguyên nhân: Áp lực máu cao có thể làm tổn thương mạch máu võng mạc, dẫn đến mờ mắt hoặc xuất huyết. Một số trường hợp có thể bị chảy máu cam do vỡ mao mạch nhỏ trong mũi.

Nếu không kiểm soát kịp thời, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ, có thể gây liệt nửa người, bất tỉnh hoặc tử vong.
  • Tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài, dẫn đến suy tim mạn tính.
  • Tăng huyết áp có thể làm tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu, gây .
  • Tuần hoàn não kém có thể gây rối loạn trí nhớ, sụt giảm nhận thức, làm tăng nguy cơ bệnh Alzheimer.
  • Nếu tăng huyết áp quá cao, đột ngột, có thể gây vỡ mạch máu lớn, dẫn đến nguy cơ tử vong nhanh chóng.

Tổng đài tư vấn sức khỏe huyết áp MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

Cách phòng ngừa tăng huyết áp

Duy trì huyết áp ổn định giúp bảo vệ tim mạch, thận, não và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và kiểm soát vấn đề tăng huyết áp

1. Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng cơ thể quá cao làm tăng áp lực lên tim và mạch máu, khiến dễ tăng huyết áp. Giữ cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc .

2. Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Giảm muối, vì ăn quá nhiều natri có thể gây giữ nước, tăng huyết áp.
  • Hạn chế bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn để ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu kali, magie giúp giãn mạch, cải thiện tuần hoàn máu.

3. Tập thể dục thường xuyên: Vận động ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu. Đối với người thừa cân, cần luyện tập để giảm cân nặng xuống mức khỏe mạnh.

4. Kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc:

  • Stress kéo dài có thể kích thích hệ thần kinh, làm tăng huyết áp.
  • Ngủ đủ giấc giúp cân bằng hormone, hỗ trợ .

5. Hạn chế rượu, thuốc lá:

  • Rượu có thể làm tăng , gây rối loạn nhịp tim.
  • Thuốc lá chứa nicotine làm co mạch, tăng áp lực lên tim, dễ gây bệnh tim mạch.

6. Theo dõi huyết áp định kỳ:

  • thường xuyên, đặc biệt ở người có nguy cơ cao như người lớn tuổi, người thừa cân, có tiền sử gia đình bị bệnh tăng huyết áp.
  • Nếu huyết áp có dấu hiệu bất thường, nên khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Xem thêm: Biện pháp phòng tránh bệnh cao huyết áp

Tổng kết

Có thể thấy, hậu quả của huyết áp cao kéo dài là vô cùng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng như đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám ngay khi có dấu hậu nghi ngờ.

 

Xem thêm: Trị cao huyết áp