Huyết áp không ổn định là tình trạng huyết áp thay đổi lên xuống thất thường, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch. Cùng Diag tìm hiểu cách làm huyết áp trở lại bình thường tại nhà và các phương pháp hiệu quả giúp điều trị huyết áp thấp, huyết áp cao, và giữ huyết áp luôn ổn định trong bài viết sau.

Vì sao cần duy trì huyết áp bình thường?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi tim bơm máu qua các mạch máu trong cơ thể. Chỉ số huyết áp được đo bằng hai con số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với đơn vị tính là mmHg.

Chỉ số huyết áp ở mức bình thường giúp cung cấp máu đầy đủ cho các cơ quan và mô trong cơ thể. Khi huyết áp quá cao (tăng huyết áp) hoặc quá thấp (hạ huyết áp), các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ lượng oxy và dưỡng chất, gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Do đó, việc biết cách làm huyết áp trở lại bình thường có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ, cũng như các vấn đề về mắt, não, và các cơ quan khác.

Xem thêm: Khám huyết áp ở đâu?

Huyết áp ở mức bình thường giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và hạn chế các bệnh lý khác
Huyết áp ở mức bình thường giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và hạn chế các bệnh lý khác.

Nguyên nhân làm rối loạn huyết áp là gì?

Tình trạng rối loạn huyết áp bao gồm cả tăng huyết áp (huyết áp cao) và hạ huyết áp (huyết áp thấp) có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, những cách làm rối loạn huyết áp thường liên quan đến lối sống và các bệnh lý nền. Việc xác định các yếu tố gây rối loạn huyết áp sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này.

Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp (cao huyết áp), là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng huyết áp cao bao gồm:

  • Tuổi tác: Tình trạng cao huyết áp có xu hướng tăng theo tuổi. Theo đó, đàn ông trên 64 tuổi và phụ nữ trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
  • Lối sống không lành mạnh: Thói quen ăn nhiều muối, các thực phẩm chế biến sẵn, và ít rau xanh, có thể làm tăng huyết áp. Việc uống nhiều rượu bia và thuốc lá cũng là các nguyên nhân chính gây cao huyết áp.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị cao huyết áp, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Căng thẳng: Stress kéo dài có thể làm tăng hormone cortisol, gây huyết áp cao.
  • Thừa cân béo phì: Cân nặng vượt quá mức bình thường sẽ tạo áp lực lên tim mạch và làm tăng huyết áp.
  • Một số bệnh lý: Bệnh thận, bệnh tuyến giáp, tình trạng ngưng thở khi ngủ… có thể dẫn đến việc huyết áp tăng cao.

Các yếu tố nguy cơ gây hạ huyết áp

Hạ huyết áp, hay còn gọi là huyết áp thấp, có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, và mệt mỏi. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ gây huyết áp thấp:

  • Mất nước: Khi cơ thể thiếu nước, lượng máu trong cơ thể giảm, gây giảm huyết áp.
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12 và folate có thể làm giảm sản xuất hồng cầu, dẫn đến huyết áp thấp.
  • Bệnh lý: Các bệnh như bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết, bệnh Parkinson, hoặc bệnh nhiễm trùng có thể gây hạ huyết áp.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao, suy tim, rối loạn cương dương, các vấn đề về thần kinh, trầm cảm, và nhiều bệnh khác có thể khiến huyết áp thấp.
  • Thay đổi tư thế đột ngột: Một số trường hợp khi bạn đứng dậy quá nhanh có thể gây hạ huyết áp do cơ thể không kịp tăng lượng máu lưu thông lên não.
Cơ thể mất nước có thể dẫn đến hạ huyết áp
Cơ thể mất nước có thể dẫn đến hạ huyết áp.

Cách làm huyết áp trở lại bình thường khi bị bị tăng huyết áp

Khi huyết áp tăng cao đột ngột, việc tìm hiểu làm sao để tụt huyết áp và cách làm huyết áp trở lại bình thường là rất cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những cách trị tăng huyết áp tạm thời bạn có thể áp dụng:

  • Thở sâu: Hít vào chậm và sâu bằng mũi, giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra từ từ bằng miệng và lặp lại vài lần.
  • Nghỉ ngơi: Tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và thực hành các bài tập thư giãn như thiền, yoga để giảm bớt căng thẳng.
  • Uống nước: Uống một ly nước lọc có thể giúp hạ chỉ số huyết áp tạm thời.
  • Sử dụng các loại trà thảo dược: Bạn có thể uống trà hoa cúc, trà atiso để giúp hạ huyết áp, nhưng cần tham khảo ý kiến chuyên gia nếu có bệnh nền.
  • Thay đổi lối sống: Hạn chế rượu bia, thuốc lá, và tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, chú ý kiểm soát cân nặng để cải thiện huyết áp.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Áp dụng chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), giảm muối, tăng cường rau xanh, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt.

Lưu ý: Nếu có các triệu chứng như đau ngực, khó thở, đau đầu dữ dội, mờ mắt, hay nói khó, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ áp nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nghỉ ngơi thư giãn giúp ổn định huyết áp
Nghỉ ngơi thư giãn giúp ổn định huyết áp.

Cách làm huyết áp trở lại bình thường khi bị bị giảm huyết áp

Tương tự như tăng huyết áp, hạ huyết áp có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, mệt mỏi. Việc tìm hiểu cách làm huyết áp trở lại bình thường khi bị hạ huyết áp cũng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe kịp thời. Dưới đây là những cách điều trị giảm huyết áp cụ thể bạn có thể áp dụng:

  • Uống nước: Cách chữa bệnh huyết áp thấp đơn giản nhất là uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất, bạn có thể pha thêm một chút muối hoặc đường (nếu không có chống chỉ định sử dụng từ bác sĩ).
  • Thay đổi chế độ ăn: Đối với những người bị huyết áp thấp, việc bổ sung một lượng muối vừa phải vào bữa ăn có thể giúp nâng cao huyết áp. Việc ăn đủ chất dinh dưỡng và chia nhỏ bữa ăn cũng giúp duy trì mức đường huyết ổn định và cải thiện huyết áp.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Việc tăng cường các thực phẩm bổ sung như nhân sâm, gừng, và vitamin, khoáng chất thiết yếu có thể giúp nâng cao huyết áp cho người bị huyết áp thấp.
  • Điều chỉnh thói quen vận động: Việc vận động vừa phải, tránh các hoạt động sử dụng sức một cách đột ngột, chú ý đứng lên từ từ sau khi nằm hoặc ngồi cũng là cách trị giảm huyết áp hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị huyết áp thấp.

Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Làm thế nào để huyết áp luôn ổn định?

Để duy trì huyết áp ổn định lâu dài, bạn cần kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Cùng khám phá các cách giữ huyết áp ở mức bình thường đơn giản, hiệu quả sau đây để ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

  • Chế độ dinh dưỡng: Giảm thiểu muối, tăng cường rau củ quả và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Uống đủ nước: Giữ cơ thể không bị mất nước giúp duy trì thể tích máu và huyết áp ổn định.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu và giữ huyết áp ở mức ổn định.
  • Kiểm soát stress: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga giúp giảm căng thẳng.
  • Kiểm tra huyết áp định kỳ: Việc theo dõi huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Tránh hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc và uống rượu có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong một số trường hợp, việc duy trì huyết áp ổn định chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi kết hợp với thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACEI), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB), thuốc chẹn beta, và thuốc chẹn kênh canxi.
  • Thuốc điều trị hạ huyết áp: Thuốc tăng co mạch (Midodrine), corticosteroid (Fludrocortisone), thuốc tăng thể tích máu, thuốc chống trầm cảm, và một số thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors).

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc để điều trị huyết áp cao hoặc thấp cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý dùng thuốc, bạn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài các biện pháp trên, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng. Trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc kiểm tra các bệnh lý huyết áp. Với quy trình xét nghiệm nhanh chóng, đội ngũ điều dưỡng tư vấn tận tình, Diag giúp bạn theo dõi huyết áp và nhận được tư vấn chuyên sâu từ các bác sĩ. Bên cạnh đó, Diag còn cung cấp các gói khám sức khỏe tổng quát, tầm soát tim mạch, giúp phát hiện sớm các vấn đề về huyết áp và các bệnh lý liên quan.

Lời kết

Hy vọng thông qua các cách làm huyết áp trở lại bình thường được liệt kê trong bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, theo dõi huyết áp thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để giữ huyết áp luôn ổn định.