Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh tim mạch. Việc hiểu rõ các loại huyết áp giúp bạn nhận biết và kiểm soát các vấn đề sức khỏe kịp thời. Cùng Diag tìm hiểu chi tiết các phân loại huyết áp, và làm sao để nhận biết chính xác các loại huyết áp trong bài viết dưới đây!

Các loại huyết áp

Để hiểu rõ các loại huyết áp, trước tiên bạn cần nắm vững khái niệm cơ bản về huyết áp. Đây là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì các hoạt động sống. Chỉ số huyết áp được phân thành hai loại dựa trên chu kỳ hoạt động của tim:

  • Chỉ số huyết áp tâm thu (HATT) hay huyết áp tối đa: Áp lực máu trong động mạch khi tim co bóp và đẩy máu ra ngoài. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số này thường dao động từ 90-120 mmHg.
  • Chỉ số huyết áp tâm trương (HATTr) hay huyết áp tối thiểu: Áp lực máu trong động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ giữa các lần co bóp. Giá trị bình thường của huyết áp tâm trương thường nằm trong khoảng 60-80 mmHg.
Hai chỉ số huyết áp quan trọng là tâm thu và tâm trương
Hai chỉ số huyết áp quan trọng là tâm thu và tâm trương.

Phân loại huyết áp theo mức độ chỉ số

Ngoài ra, các loại huyết áp còn được xác định dựa theo mức độ chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, cụ thể như sau:

  • Huyết áp thấp: Chỉ số tâm thu dưới 90 mmHg và tâm trương dưới 60 mmHg.
  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
  • Cơn tăng huyết áp cấp cứu: Huyết áp tâm thu cao hơn 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 120 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu trên 140 mmHg nhưng chỉ số tâm trương trong phạm vi huyết áp bình thường.

Tăng huyết áp có mấy loại?

Huyết áp cao được phân thành hai loại chính gồm:

  • Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn): Huyết áp cao vô căn là tình trạng phổ biến, chiếm 90-95% các trường hợp. Nguyên nhân thường không rõ ràng và thường phát triển dần theo thời gian. Các yếu tố tác động bao gồm tuổi tác, di truyền, thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ăn mặn, ít vận động, căng thẳng), béo phì, và tiểu đường.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Huyết áp cao thứ phát do một bệnh lý khác gây ra, ví dụ như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, hẹp eo động mạch chủ, và một số loại thuốc.

Một số dạng tăng huyết áp đặc biệt khác có thể kể đến như:

  • Tăng huyết áp áo trắng: Huyết áp cao khi đo huyết áp tại phòng khám bác sĩ do lo lắng, nhưng bình thường ở các môi trường khác.
  • Tăng huyết áp kháng trị: Huyết áp không giảm dù đã thay đổi lối sống và sử dụng ít nhất ba loại thuốc điều trị hạ áp.
  • Cơn tăng huyết áp (khẩn cấp và cấp cứu): Huyết áp bình thường bỗng tăng đột ngột và rất cao (thường trên 180/120 mmHg), có thể biến chứng nặng gây tổn thương các cơ quan đích như tim, não, và thận. Bệnh nhân cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.
Tăng huyết áp được chia thành nhiều dạng
Tăng huyết áp được chia thành nhiều dạng.

Những yếu tố tác động đến huyết áp

Bạn cần lưu ý đến một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp tối ưu sau đây để có thể duy trì chỉ số ổn định và bảo vệ sức khỏe:

  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp dễ bị ảnh hưởng.
  • Lối sống: Chế độ ăn uống nhiều muối, ít vận động, hoặc căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ.
  • Tuổi tác: Bất kỳ ai cũng có thể gặp vấn đề về huyết áp. Tuy nhiên, người trung niên, người cao tuổi thường có nguy cơ cao.
  • Bệnh lý nền: Các bệnh tim mạch, thận, hoặc tiểu đường ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số huyết áp.

Việc thăm khám và đo huyết áp định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh, nhất là ngời có nguy cơ cao, người có triệu chứng bất thường. Hiện nay, bạn có thể đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để đo huyết áp định kỳ. Trong đó, Trung tâm y khoa Diag là địa chỉ đáng tin cậy với quy trình thăm khám nhanh chóng và đội ngũ chuyên môn cao. Đặc biệt, bạn có thể đặt lịch tư vấn trực tiếp với bác sĩ sau khi nhận kết quả kiểm tra huyết áp và giải đáp các thắc mắc về sức khỏe. Diag cam kết mang đến dịch vụ tối ưu và hài lòng nhất cho bạn.

Xem thêm: Huyết áp không ổn định

Bạn nên đo huyết áp định kỳ để chủ động bảo vệ bản thân
Bạn nên đo huyết áp định kỳ để chủ động bảo vệ bản thân.

Lời kết

Việc hiểu rõ về các loại huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng là vô cùng quan trọng để bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, hãy đo huyết áp thường xuyên, kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh và thăm khám bác sĩ định kỳ, để phát hiện và kiểm soát các vấn đề về huyết áp kịp thời.