Trở lại

Xây Dựng Thực Đơn Cho Người Tiểu Đường Chỉ Với Một Chiếc Đĩa!

Bệnh nhân tiểu đường chỉ cần 1 chiếc đĩa tròn và xây dựng mô hình ăn uống khoa học, cân bằng theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (The American Diabetes Association).

Trước khi bắt đầu “công cuộc” xây dựng bữa ăn lý tưởng, bạn sẽ cần 1 chiếc đĩa tròn với kích thước hợp lý, dao động khoảng 23cm. Để dễ dàng phân chia các món ăn, bạn nên sắm chiếc đĩa được chia sẵn theo các góc, với tỷ lệ dọc là 1:1 và một bên của đĩa được chia 1:2 theo chiều ngang.

1. Lấp Đầy Đĩa Ăn Với Loại Rau Không Tinh Bột

Nghe thì thật bất ngờ nhưng có rất nhiều loại rau chứa Carbohydrate (tinh bột), chẳng hạn như khoai lang, khoai tím,… Chúng có lượng Carbohydrate cao – hợp chất tạo năng lượng cho cơ thể và làm lượng đường trong máu tăng nhanh. Vì thế, cần lấp đầy 1/2 chiếc đĩa là các loại rau không có tinh bột, từ đó bạn sẽ được hấp thụ “siêu thực phẩm” có lợi cho sức khỏe như vitamin, chất khoáng, chất xơ,…

Các loại rau không tinh bột: Cà rốt, bắp cải, dưa leo, cà tím, nấm, cà chua, súp lơ.

2. Lấp Đầy 1/4 Đĩa Ăn Với Thực Phẩm Chứa Lean Protein (Chất Đạm Ít Béo)

Những thực phẩm chứa Protein (chất đạm) quen thuộc với bạn là cá, gà, ức/nạm bò, các thực phẩm làm từ đậu nành và phô mai. Bổ sung chất đạm ít béo sẽ giúp giảm thiểu chất béo và chất béo bão hòa – là những chất béo không tốt cho cơ thể.

Các loại chất đạm ít béo: Thịt gà, trứng, cá hồi, cá ngừ, thịt bò (nạc vai, mông bò, thăn bụng), thịt heo (thăn nội, cốt lết), đậu, hạt, đậu hủ.

3. Lấp Đầy 1/4 Đĩa Ăn Với Thực Phẩm Chứa Tinh Bột

Những thực phẩm chứa nhiều chất đạm hơn bao gồm các loại hạt, các loại rau củ dồi dào năng lượng và các vitamin B, C, trái cây, yogurt và sữa. Hãy cố gắng gói gọn tất cả lượng thực phẩm chứa tinh bột này chỉ ở 1/4 góc đĩa ăn để tránh tăng quá nhiều lượng đường.

Các loại thực phẩm chứa tinh bột: Gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt, bắp rang, hạt diêm mạch, khoai tây và các loại thực phẩm hằng ngày như sữa, yogurt.

Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc trong việc lựa chọn loại nước uống dùng kèm với bữa ăn. Lưu ý, đó nên là trà/cà phê không ngọt (có thể nóng/lạnh), nước có ga (không đường) hoặc các loại soda/các loại nước uống có tính chất diet.

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, bạn đừng quên kết hợp các bài tập thể dục vừa sức với bản thân, tập luyện với cường độ được bác sĩ chỉ định nhằm đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, nhớ tái khám/xét nghiệm đái tháo đường định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng bản thân, kiểm tra nồng độ đường huyết trong cơ thể nhé.

Nguồn: American Diabetes Association

Tìm hiểu thêm các Bí quyết Sức khỏe tại đây